Marketing Phương thức nhượng quyền lại

Phương thức nhượng quyền lại

45
Ngày càng nhiều các công ty lớn tự phát triển xây dựng hệ thống cửa hàng trực thuộc của mình trong một thời gian nhất định rồi sau đó nhượng quyền lại cho các đối tác kinh doanh. Phương thức này được gọi là Nhượng Quyền Lại (ReFranchise) và sẽ trở nên phổ biến đối với các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam…
Bằng cách nhượng quyền lại, công ty đang dành lấy cách ưu điểm của các kỹ năng và sức mạnh doanh nhân của bên nhận nhượng quyền, Ảnh : Entrepreneur
Nhượng quyền lại là một trong những chiến lược nóng nhất trong hoạt động nhượng quyền thương mại, nhưng thực ra nó có lợi cho người nhượng quyền hay người được nhượng quyền? 
Hoạt động nhượng quyền lại đang nhanh chóng trở thành một làn sóng mạnh trong ngành công nghiệp nhượng quyền thương mại. Các công ty như các Doanh nghiệp AFC (Sở hữu thương hiệu Popeyes và Church’s) và CKE Inc. (Sở hữu thương hiệu Carl’s Jr. và Hardee’s) gần đây đã thông báo các kế hoạch bán (nhượng quyền lại) hàng loạt các cửa hàng do công ty sở hữu cho các bên được nhượng quyền thương mại.
Việt Nam Franchise World đã tiếp cận một số chuyên gia về nhượng quyền thương mại để tìm hiệu về những lợi hại của nhượng quyền thương mại lại này . Ông Harish Babla – Giám Đốc Điều Hành Franchise Mind, một công ty chuyên cung cấp dịch vụ đào tạo và tư vấn phát triển nhượng quyền cho rằng, về bản chất nếu thực hiện đúng phương pháp, hình thức này nó lợi cho cả hai bên nhượng quyền và nhận nhượng quyền.

Tại sao các công ty lại nhượng quyền lại? Mục tiêu của họ là gì ?
Điển hình mà nói, mục tiêu này là một nỗ lực tăng vốn hay để tăng lượng tiền mặt, giảm chi phí… bằng cách tăng nhanh số đơn vị được nhượng quyền hay bán đứt các hoạt động, các cửa hàng mà công ty sở hữu. Nhưng cũng có những công ty có những triết lý khác nhau , có công ty muốn có nhiều cửa hàng thuộc sở hữu công ty, những công ty khác thì muốn nhiều của hàng nhượng quyền hơn.
Khi các công ty thực hiện nhượng quyền lại, họ cảm thấy mất kiểm soát hoặc cắt đứt liên lạc với các cửa hàng mà họ quản lý hàng ngày. Nhưng họ cần phải quay lại mục tiêu quan trọng của hệ thống là cần phát triển kỹ năng và chiến lược quản lý một hệ thống nhượng quyền thay vì vận hành một chuỗi cửa hàng. Họ cần phải đãm bảo bên nhận nhượng quyền các cửa hàng đang hoạt động được đào tạo và hỗ trợ đủ để duy trì doanh số và phát triển kinh doanh

Nhượng quyền thương mại lại có lợi cho bên nhượng quyền như thế nào?
Một lợi ích đó là nó là một cách để tận dụng tinh thần doanh nghiệp và sự năng động của bên nhận nhượng quyền. Người đã đầu tư tài chính vào một cửa hàng sẽ toàn tâm toàn ý hơn một cửa hàng trưởng do công ty tuyển dụng. Họ chịu rủi ro kinh doanh vì vậy họ vận hành tốt hơn cũng như nâng cao khả năng tăng lợi nhuận. Nếu một cửa hàng trực thuộc công ty đang có lãi sẽ chắc chắn lãi hơn khi chuyển cho bên nhận nhượng quyền. Bằng cách nhượng quyền lại, công ty đang dành lấy cách ưu điểm của các kỹ năng và sức mạnh doanh nhân của bên nhận nhượng quyền. Bên nhượng quyền, về ngắn hạn, tăng được vốn tiền mặt bằng cách bán đơn vị, nhưng cuối cùng lại chuyển đổi quản lý cho bên được nhượng quyền, những người có lẽ sẽ làm công việc điều hành nó tốt hơn. 

Liệu nhượng quyền thương mại có làm tổn thương bên nhượng quyền?
Nó có thể làm tổn thương bên nhượng quyền thương mại nếu công ty chưa sẳn sàng cho phương thức kinh doanh này. Quản lý kỹ thuật một chuỗi cửa hàng trực thuộc và quản lý một hệ thống nhượng quyền khác nhau rất nhiều. Tất cả các phòng ban cần hiểu rõ mục tiêu chung của công ty cần có một tâm thức vận hành một hệ thống mà ở đó các cửa hàng có mức độ tự do hơn khi được nhượng quyền.

Nhượng quyền lại có mang lại lợi ích cho những người tham gia?
Trước hết việc nhượng quyền lại đều có thể được thực hiện bởi người nhượng quyền (franchisor) hay người nhận nhượng quyền (franchisee). Gần đây, tôi có đọc về một công ty nhận nhượng quyền thương mại ở California bán đứt 23 nhà hàng của họ để quyên vốn nhằm giảm nợ. Ý nghĩa ở đây cốt yếu là một nỗ lực “nhượng quyền lại” của một đối tượng nhận nhượng quyền thương mại. Khi đối tượng nhận nhượng quyền vận hành nhiều cửa hàng khác nhau họ có thể bán một trong những cửa hàng đó hay bán toàn bộ tùy thuộc vào lý do riêng của họ . Trường hợp này có thể tốt cho bên nhượng quyền vì có cơ hội tăng doanh số, một đối tác nhận nhượng quyền mới có nhiều khả năng tài chính hơn để phát triển kinh doanh. Đối với người mua lại thì việc mua lại một đôn vị kinh doanh đang có dòng lưu chuyển tiền tệ tốt với mức giá phù hợp là một cơ hội rất hợp lý. 

Những bên được nhượng quyền nên biết điều gì nếu họ đang nghĩ đến việc mua lại một đơn vị được nhượng quỳên thương mại?
Bên nhận nhượng quyền muốn mua một hoặc nhiều cửa hàng hiện tại mà công ty sở hữu trong một chương trình nhượng quyền lại cần phải đủ thận trọng và tham vấn ý kiến của cố vấn và luật sư, chuyên gia tài chính có kinh nghiệm, ưu tiên một người có kinh nghiệm về nhượng quyền thương mại. Cần kiểm tra hồ sơ nhượng quyền, kiểm toán cuối năm và báo cáo tài chính chưa kiểm toán của năm gần nhất, và những người gần đây rời bỏ hệ thống. Bạn cũng nên yêu cầu xem các kết quả quá trình hoạt động của các đơn vị sẽ mua lại.
Cho dù công ty bán lại cho bạn cơ sở đang kinh doanh với bất cứ lý do gì. Bạn phải thực hành cùng với một đôi mắt mở rộng quan sát. Bạn phải có một kế hoạch hoặc là để duy trì lưu lượng tiền mặt hoặc là làm nó tăng lên trước khi bạn mua. Bất kỳ sự thiếu hụt nào trong điều hành cần phải được xác định một cách đúng đắn. Nếu nó là một đơn vị có vấn đề, hoặc một sự thay đổi hoàn toàn, đừng giả định rằng người nhượng quyền đã xác định được lý do của sự thay đổi hoàn toàn đó. Hãy đi sâu vào cửa hàng, làm việc đơn vị và tự đánh giá, bởi vì cách bạn xác định được vấn đề như thế nào là cách bạn xác định được giải pháp.

Theo Vân Anh