Phỏng vấn ư? Chuyện nhỏ

Mỗi cuộc phỏng vấn đều có một vấn đề riêng cần tập trung, tuy nhiên có một vài câu hỏi thường xuyên được sử dụng. Đó là những câu hỏi nhằm đánh giá sự chuẩn bị của bạn.

Để thành công, bạn cần có sự trù tính trước thay vì trả lời một cách thụ động. Mục tiêu của bạn chính là nhấn mạnh rằng những kinh nghiệm bạn có phù hợp nhất với yêu cầu của công việc, đó là điều mà mỗi cuộc phỏng vấn đều mong đợi ở các ứng viên.
Dưới đây là những câu hỏi phổ biến và cách bạn nên cân nhắc khi đưa ra câu trả lời. Hãy luyện tập với các câu hỏi tiềm năng, tạo phản ứng riêng, bạn sẽ có được sự sẵn sàng cho những lần phòng vấn tiếp theo. Việc làm hữu ích là viết ra những câu trả lời tiềm năng. Thậm chí tốt hơn: thực hành với ai đó.
Hỏi: Vị trí bạn muốn đạt được trong vòng 5 năm tới?
Mục đích: Vào những năm đầu sự nghiệp của bạn, nhà phỏng vấn muốn nhận xét về mục tiêu cá nhân, tham vọng, nghị lực và chí hướng của bạn. Vào khoảng giữa sự nghiệp, họ sẽ lắng nghe nhằm tìm những câu trả lời liên quan đến cái họ cần.
Trả lời: “Mục tiêu của tôi là trở thành Phó chủ tịch tập đoàn khi tôi 35 tuổi.” Hoặc bạn có thể đưa ra câu trả lời mang tính chủ quan hơn: “Trong vòng 5 năm tới, tôi muốn có được kinh nghiệm vững chắc trong ngành truyền thông quảng cáo và phát triển kĩ năng cho những hoạt động/chức năng khác của ngành tiếp thị, quảng cáo.
Hỏi: Cho tôi biết về thành tích đáng tự hào nhất của bạn?
Mục đích: Câu hỏi này là trong số những câu hỏi quan trọng và dễ dự đoán nhất mà bạn sẽ bị hỏi. Nhà tuyển dụng muốn nghe cách bạn giải quyết việc gì đó lớn lao. Điều quan trọng là bạn cần cung cấp cho họ một câu truyện có kết cấu rõ ràng.
Trả lời: Thiết lập câu chuyện bằng cách đưa ra ngữ cảnh. Kể lại tình hình và vai trò của bạn trong đó. Tiếp theo, hãy nói về những gì bạn đã làm, bao gồm bất cứ sự phân tích hay cách giải quyết vấn đề, bất cứ quá trình bạn thiết lập và trở ngại bạn phải vượt qua. Cuối cùng, đưa ra kết quả và những điều khiến bạn tự hào.
Hỏi: Cho tôi một ví dụ về sự sáng tạo của bạn?
Mục đích: Đây là câu hỏi then chốt về sự sáng tạo, đổi mới và sáng kiến của bạn. Nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu không chỉ là một ý tưởng sáng tạo cụ thể mà còn là cách bạn đến với nó, và quan trọng hơn là những gì bạn đã làm với cái nhìn sâu sắc đó.
Trả lời: Kể cho nhà tuyển dụng biết cách bạn đưa ra một giải pháp sáng tạo cho vấn đề khách hàng gặp phải, cải thiện quy trình nội bộ hoặc thu được doanh số cao nhờ vào sự đổi mới trong chiến lược kinh doanh.
Hỏi: Những điều không tích cực mà người sếp trước nói về bạn?
Mục đích: Đây là một cách khác để hỏi về những điểm yếu của bạn
Trả lời: “Tôi không nghĩ rằng sếp cũ của tôi gọi đó là điểm yếu, nhưng cô ấy xác định rằng tôi cần phải chủ động hơn nữa trong công việc và trong những kĩ năng trình bày. Tôi đã tìm ra những cơ hội thực hành và tham gia Toastmasters (Tổ chức phi lợi nhuận phát triển khả năng thuyết trình và kỹ năng lãnh đạo thông qua việc thực hành và những ý kiến phản hồi tại các CLB địa phương từ năm 1924). Tôi đã đạt được những tiến bộ đáng kể”.
Hỏi: Bạn có thể làm gì cho chúng tôi mà các ứng viên khác không thể?
Mục đích: Có một vài câu hỏi phỏng vấn quan trọng hơn những câu hỏi khác. Và đây là một trong số những câu hỏi như vậy. Nó là một dạng khác của câu hỏi: “Lý do chúng tôi nên tuyển dụng bạn?”
Trả lời: Hãy cân nhắc những gì bạn phải cung cấp: kinh nghiệm trong quá khứ liên quan trực tiếp đến công việc; kiến thức chuyên ngành; tình huống liên quan đến chuyên môn và kinh nghiệm (tăng trưởng, thay đổi, quay vòng, khởi động); kỹ năng; mạng lưới; cam kết và chứng minh sự nhiệt tình đối với việc kinh doanh hoặc nghề nghiệp của bạn; tiềm năng trong tương lại.
Tạo một danh sách 4-6 lý do hỗ trợ tốt nhất cho việc ứng cử của bạn, sắp xếp chúng theo thứ tự hợp lý cùng với bằng chứng và thông tin đi kèm.

Theo Monster