Nếu bạn được mời đi phỏng vấn, điều đó nghĩa là người sử dụng lao động đã có lưu ý đặc biệt về hồ sơ xin việc của bạn so với các ứng cử viên khác. Bước tiếp đến là cần tạo ấn tượng tốt ở lần đầu tiên gặp mặt.
Cách tốt nhất là thật thà cho biết bạn là ai và bạn muốn gì từ công việc đang ứng cử. Làm sao cho việc tác hợp tốt nhất giữa bạn và người sử dụng lao động. Trong môi trường kinh doanh, hãy là chính bạn là điều tốt nhất. Nhưng nên nhớ, thỉnh thoảng cũng nên “được là chính bạn” hoặc “bạn phải thích hợp cho công việc”.
Ấn tượng đầu tiên thực sự không thể đảo ngược. Khi bạn tạo một ấn tượng không tốt, bạn đã tự làm mất đi hình ảnh của mình; hãy cố lấy lại ấn tượng tốt dù cho có khó khăn đến đâu.
Những giây phút đầu tiên có thể tạo dấu hiệu tốt hay phá vỡ buổi phỏng vấn xin việc. Chẳng hạn, nếu ứng viên đi trễ, sẽ gây ấn tượng lập tức là người không biết chuẩn bị và ít chu đáo.
Nếu người tìm việc không sẵn sàng làm việc ở mọi tình huống, người phỏng vấn thường phải cân nhắc nhiều trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
NÊN
– Ăn mặc chuyên nghiệp phù hợp ở môi trường kinh doanh.
– Cho thấy thái đột tốt.
– Lưu ý ngôn ngữ cơ thể – để ý đến cách nhìn, nụ cười.
– Giấu giếm những vết xăm mình và giọng nói the thé hoặc cách nói tục tĩu hay ồn ào.
– Tắt chuông điện thoại.
KHÔNG NÊN
– Mặc áo T-shirt hay ngồi phịch xuống một cách khiếm nhã.
– Hành động kiêu căng hay đại ngôn.
– Nói không đúng với những điều đã khai trong hồ sơ và chớ bao giờ lừa gạt về bằng cấp hay quá trình làm việc.
– Có kiến thức sai về việc kinh doanh.
– Đồng ý với các công việc mà bạn không có ý định hoàn thành.
Theo Thanh Niên