Nước Mỹ được xem là miền đất hứa của những người nhập cư và Goya – một trong những “sản phẩm trí tuệ” của người Tây Ban Nha nhập cư – đã trở thành minh chứng sống cho niềm tin đó.
Goya Foods là công ty thực phẩm Tây Ban Nha phát triển nhanh nhất nước Mỹ và cũng là công ty đầu tiên của Tây Ban Nha được triển lãm tại Viện bảo tàng lịch sử quốc gia Smithsonian của Mỹ.
Năm 2012, 4 sản phẩm của Công ty Goya được iTQi trao tặng giải thưởng “the Superior Taste Award”. Năm ngoái, công ty tham gia chương trình Mi Plato (My Plate) của Tổng thống Obama với sáng kiến ăn uống lành mạnh.
Đã phục vụ người dân nhập cư Mỹ Latin trong vòng 77 năm qua, và cách đây 2 năm chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Bob Unanue nảy ra ý tưởng đơn giản nhưng “nặng ký” để chinh phục người Mỹ bằng các sản phẩm mũi nhọn: gia vị abodo đặc trưng xứ Latin, đậu nồng độ natri thấp và cơm hạt vàng.
Kết quả, doanh thu của Goya năm 2012 đã cán mức 1,3 tỉ USD và trở thành một trong những công ty thực phẩm phát triển nhanh nhất nước Mỹ, sau khi suýt đánh dấu mốc đạt 1 tỉ USD doanh thu trong năm 2010.
“Chúng tôi không nhắm đến thị trường của người Mỹ Latin, chúng tôi xâm nhập thị trường bằng nhân tố Latin”, ông Unanue khẳng định.
Năm 2006, Forbes xếp Goya hạng 355 trong danh sách công ty cổ phần nội bộ lớn nhất tại Hoa Kỳ. Các nước tài trợ cho Goya bao gồm: Hội đồng quốc gia của La Raza, quốc gia Puerto Rican Day Parade, Phòng thương mại Hoa Kỳ – Tây Ban Nha và tổ chức lãnh đạo Tây Ban Nha.
Theo số liệu từ Hãng nghiên cứu Neilsen, Goya chiếm 25% thị trường thực phẩm Tây Ban Nha.
Gia đình tỉ phú 15 thành viên của ông hiện đang kiểm soát hoàn toàn công ty với 3.500 nhân sự toàn cầu, tạo ra hơn 1.600 sản phẩm phân bố ở những cửa hàng tạp hóa địa phương và chuỗi siêu thị khắp Hoa Kỳ, Puerto Rico…
Khi ông của Bob Unanue – Prudencio Unanue Ortiz – thành lập Goya ở thành phố New York năm 1936, thời điểm đó thị trường chưa mở cửa cho ngành ẩm thực Tây Ban Nha. Bob Unanue đã mua tên Goya từ một nhà nhập khẩu cá mòi Moroccan với giá 1 USD, để thể hiện niềm yêu thích của mình với nghệ sĩ Francisco Goya.
Anh bắt đầu bán olive và dầu olive cho người Tây Ban Nha nhập cư, đầu tiên bán tại cửa hàng của mình sau đó phân phối cho các tiệm tạp hóa ở New York và New Jersey.
Thế chiến thứ hai đã đem làn sóng người Puerto Rican nhập cư vào New York nên ông đã thêm các sản phẩm yucca, chuối và đậu săng (pigeon peas) vào danh mục sản phẩm. Đến những năm 1950-1960, khi người Cuba và Dominican đến Mỹ, ông lại bán thêm đậu đen, ổi và dừa – sau đó phân phối trên toàn bờ Đông.
Giáo sư tiếp thị thực phẩm tại Trường ĐH St. Joseph ở Philadelphia cho biết đầu những năm 1980, Goya đã có vị thế vững chắc trong thị trường Tây Ban Nha ở Mỹ và người Mỹ bắt đầu có nhu cầu thử dùng thức ăn Tây Ban Nha truyền thống.
Mãi đến năm 2005, Bob Unanue và anh trai Peter – phó chủ tịch Goya – mới bắt đầu thuê Grey Group’s Wing ở New York làm tiếp thị bằng tiếng Mỹ nhắm đến người Mỹ. Quảng cáo mới của họ sử dụng hình ảnh một bà mẹ Mỹ-Phi đang vo gạo vàng và một bà mẹ tóc vàng mắt xanh nêm món thịt gà với gia vị adobo.
Kết quả cuối năm 2012, Goya đã được một số lượng lớn các hộ gia đình Mỹ chấp nhận sản phẩm Goya, theo Alvaro Serrano – người giám sát tiếp thị của Goya. Ước tính đến năm 2015, dân số người Mỹ Latin tại Mỹ sẽ là 17,8% tổng dân số Mỹ.
Theo Forbes