Câu hỏi tủ của các nhà tuyển dụng hàng đầu

Hiểu và bắt được “thóp” các nhà tuyển dụng đồng nghĩa với việc bạn dành 70% tấm vé vào danh sách nhân viên chính thức. Nhưng làm thế nào để biết được điều đó. Mọi việc sẽ trở nên đơn giản nếu bạn ôn luyện kỹ 6 câu hỏi “tủ” sau.
1. Bạn có kỹ năng làm việc chưa?
Theo ông Brad Karsh, cựu tuyển dụng viên của trung tâm Leo Burnett: “Sử dụng lao động điều đầu tiên cần phải xác định là liệu ứng cử viên đó có phù hợp với vị trí đang tìm kiếm hay không? Ví dụ nếu muốn tìm một lập trình viên để quản trị cơ sở dữ liệu thì sự thăm dò công việc quá khứ của ứng cử viên là điều vô cùng quan trọng. Bạn cần phải hỏi rõ xem ứng cử viên đó đã từng làm qua những công việc liên quan đến vị trí đang tìm kiếm hay chưa? Hoặc chí ít thì ứng cử viên đó cũng đã từng có kinh nghiệm “va vấp” bên ngoài để tránh tình trạng phải đào tạo lại từ đầu”.
Ngoài việc tìm hiểu xem các ứng cử viên đã có kỹ năng làm việc chưa? Kinh nghiệm nghề nghiệp đến đâu? Thông qua câu hỏi “Bạn đã có kỹ năng làm việc chưa?” các nhà tuyển dụng còn muốn thẩm định cách ứng cử viên giao tiếp và trả lời để đánh giá kỹ năng mềm của họ. Vì vậy danh sách câu hỏi không bao giờ thiếu của các nhà tuyển dụng chính là xoay quanh chuyện kỹ năng làm việc của bạn có thực sự tồn tại hay không.
2. Bạn nghĩ rằng bạn có hợp với vị trí này không?
Theo Coray Blanck, chủ tịch trung tâm tư vấn nghề nghiệp thì câu hỏi “Bạn có phù hợp với vị trí này hay không?” của các nhà tuyển dụng ẩn chứa hai ý nghĩa. Thứ nhất là xem xét xem liệu bạn có phù hợp với ví trí của họ hay không? Thứ hai là qua cách bạn khẳng định hoặc phủ định, các nhà tuyển dụng có thể hiểu một phần nào đó trong tính cách con người bạn để đưa ra những quyết định xác đáng nhất.
Và đây cũng là câu hỏi không thể thiếu trong danh sách của các nhà tuyển dụng. Hiểu được điều này, bạn sẽ dễ dàng xoay sở và chuẩn bị cho “cuộc chiến” giữa bạn và ban tuyển dụng để tránh xảy ra những sai lầm đáng tiếc.
3. Bạn hiểu biết gì về công ty và mục đích phát triển là gì?
Các nhà tuyển dụng cho rằng việc bạn hiểu biết và nắm rõ cơ cấu hoạt động của công ty đồng nghĩa với việc bạn tự khẳng định được vốn hiểu biết của bản thân cùng tình yêu của mình đối với công ty chủ quản. Họ quan niệm rằng chỉ khi thực sự yêu và đam mê một cái gì đó bạn mới có đủ động lực để hoàn thành tốt công việc bất chấp mọi khó khăn.
Thêm một điều nữa, khi hỏi bạn rằng “bạn hiểu biết gì về công ty?” ngoài mục đích thẩm định vốn hiểu biết của bạn, các nhà tuyển dụng còn đánh giá tác phong chuyên nghiệp của bạn. Và việc bạn tìm hiểu kỹ càng về công ty cho thấy bạn là một người cẩn trọng và rất biết đường đi nước bước. Một người làm việc chuyên nghiệp như thế bao giờ cũng được đánh giá cao.
4. Bạn chống cự như thế nào với sự cạnh tranh?
Công sở là một xã hội thu nhỏ với nhiều mâu thuẫn phức tạp. Vì vậy sự cạnh tranh là điều khó tránh khỏi. Các nhà tuyển dụng muốn xem cách bạn xử trí thế nào nếu đem bạn ra so sánh với các ứng cử viên khác. Việc bạn đưa ra những cách đối phó với sự cạnh tranh hay những vấn đề nảy sinh khác trong môi trường công sở giúp các nhà tuyển dụng đánh giá mức độ thích nghi và độ khôn khéo của bạn. Đây là kỹ năng mềm cần thiết để bạn cân bằng được hiệu xuất công việc và không làm ảnh hưởng đến tiến độ phát triển của công ty.
5. Bạn có ý tưởng gì để phát triển công ty và thiết lập phần công việc của mình?
Một câu trả lời sáng tạo, mang tính thực tiễn đồng nghĩa với việc mở ra cho bạn cánh cửa bước tiếp vào vòng trong. Đây là một công hỏi rộng nhằm kiểm tra năng lực thực sự của bạn. Năng lực không có nghĩa là bạn chỉ làm tròn nhiệm vụ của bản thân mà còn là người đề ra ý tưởng tuyệt vời cho sự phát triển của công ty. Hỏi câu hỏi này để kiểm định sự xuất sắc và phần cách danh giới giữa bạn và những ứng cử viên khác. Vì vậy một sự nghiên cứu và mạnh dạn đề đạt những ý tưởng hay, táo bạo nhưng mang tính thực tiễn sẽ là tấm vé vàng giúp bạn ăn điểm tuyệt đối.
6. Bạn có thực sự muốn công việc này không?
Có vẻ như câu hỏi là thừa vì ứng cử viên có muốn công việc họ mới đến phỏng vấn. Tuy nhiên, ban tuyển dụng đưa ra câu hỏi này không phải là vô lý. Corey Blanck nói: “Các nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi này vì hai lý do. Thứ nhất họ muốn khẳng định lại một lần nữa rằng ứng cử viên có thực sự yêu và mong muốn công việc này hay không? vì có những trường hợp ứng cử viên đến phỏng vấn nhưng họ chỉ xem đó là một cuộc phỏng vấn thử, một trải nghiệm để họ rút ra bài học cho lần phỏng vấn chính thức ở một công ty khác. Thứ hai, hỏi như vậy để các nhà tuyển dụng cảm nhận được sự quyết đoán ở nơi bạn, sự khẳng định trước sau như một. Đó cũng là điều mà các nhà tuyển dụng mong chờ ở một nhân viên chính thức”.

Theo Monster