LinkedIn đanh định mở rộng quy mô. Tôi đã rất tò mò muốn biết, những bộ phận khác nhau phỏng vấn các ứng viên như thế nào. Để tìm hiểu thông tin nội bộ này (và đồng thời để khảo sát nội bộ một phương pháp mới), tôi đã hỏi các nhân viên trong công ty một câu đơn giản: Câu hỏi phỏng vấn ưa thích của các anh là gì?
Kết quả thu được thật đáng kinh ngạc, dao động từ những câu hóc búa như dạng toán đố ước lượng của Fermi, ví dụ: “ Có bao nhiêu người lên dây đàn piano tại New York?” cho tới những câu về đời sống thường nhật như: “Tủ đựng tất của anh được sắp xếp như thế nào?”
Hai câu hỏi gây ngạc nhiên nhất là : “Anh trông đợi tôi đưa ra câu hỏi như thế nào?” và “Anh muốn tôi hỏi anh câu gì?”. Cho dù khá giống nhau về cấu trúc, nhưng hai câu này lại mở ra những đáp án vô cùng khác biệt, đến nỗi mà sau này chúng đã trở thành một phần không thể thiếu trong quá trình phỏng vấn của tôi. Thường thì, chúng khiến cho tôi có thể hiểu thêm rất nhiều về một ứng viên.
Khi tôi đặt một câu hỏi, điều tôi muốn được nghe nhất, chính là câu trả lời. Đáp án thu được cũng rất đa dạng, biến thiên từ “ khiến người ta chết lặng” đến “ rất đáng nghi ngờ” (“Anh nghiêm túc chứ?”). Ứng viên sáng giá theo sát yêu cầu của câu hỏi và với tất cả lòng nhiệt thành, lập tức đi thẳng vào vấn đề.
Thực tế cho thấy, những câu hỏi được đưa ra còn ám ảnh ứng viên rất lâu sau khi cuộc phỏng vấn kết thúc. Về sau, khi họ gửi thư lại, thường thì, họ hay đề cập đến chính những câu hỏi đó, và còn kèm theo một bản câu trả lời đã được suy nghĩ hết sức tỉ mỉ.
Tại sao kết quả lại tốt đến vậy? Tôi dám chắc rất nhiều bạn đã có ý kiến của riêng mình, và tôi cũng hi vọng sẽ được nghe lời bình từ bạn. Với tôi, chỉ đơn giản bởi vì chúng là cái kết mở. Vốn dĩ không có câu trả lời đúng. Cái quan trọng chỉ là ứng viên cảm thấy điều gì đáng được ưu tiên mà thôi.
Tôi cảm thấy thật ngạc nhiên khi nhận ra rằng, sự biến đổi của các câu trả lời phụ thuộc vào vị trí của ứng viên trên con đường sự nghiệp.
Các thực tập sinh, và nhân viên tập sự, thường đưa ra những đáp án truyền thống mang tính sáo mòn: “Ba điểm mạnh và ba điểm yếu của tôi là gì?”, hoặc một vài những câu hỏi khác mà họ đã chuẩn bị sẵn.
Với những người làm việc lâu năm hơn, họ có thể sẽ nghĩ đến những dự án trọng điểm, hoặc một thành tựu khó tin nào đó mà họ đạt được. Tôi đã có tất cả các đáp án thú vị về những câu mà tôi thậm chí còn không bao giờ nghĩ đến. Ví dụ: “ Tôi sẽ xử lí ra sao với những giờ làm việc dài dằng dặc?” hay “ Tôi làm thế nào mà vẫn tràn đầy năng lượng dù phải mất một đống thời gian di chuyển bằng phương tiện công cộng mỗi ngày?”
Có lần, một ứng viên đã bị hỏi rằng: “Tại sao anh lại rời bỏ công việc hiện tại?” và tiếp theo, toàn bộ cuộc đối thoại đã chuyển sang lĩnh vực hoàn cảnh gia đình. Điều thú vị là ở chỗ trước đây, tôi cũng đã từng hỏi chính câu đó, nhưng lý do thì hoàn toàn trái ngược.
Tại sao cùng một câu hỏi lại thu được nhiều đáp án đến vậy? Đó chính là lí do tôi ưa thích nó. Nó biến một cuộc phỏng vấn hỏi đáp thông thường thành một buổi đối thoại.
Mà đối thoại, lại là thứ thực sự hữu ích giúp anh hiểu được người ta nghĩ cái gì, và hai bên có thể cộng tác với nhau như thế nào? Quan trọng nhất là, nó làm sáng tỏ một vấn đề: điều gì sẽ giúp cho ứng viên thành công? Chỉ tự vấn rằng ứng viên có phù hợp hay không là chưa đủ, mà còn phải biết họ cần những gì để phát triển.
Câu hỏi ưa thích của bạn là gì? Tôi cần một đáp án mới, vì tôi vừa chia sẻ bí một của tôi mất rồi.
Theo LinkedIn