Đào tạo Quản trị sự thay đổi – Bước 3: Hoạch định hệ thống...

Quản trị sự thay đổi – Bước 3: Hoạch định hệ thống để có thể hỗ trợ sự thay đổi

42
Chào các bạn,

Sau khi chúng ta đã đào tạo ở bước 2 giúp mọi người nhận thức được tại sao cần phải thay đổi, truyền đạt một bức tranh tổng thể và lý giải thật rõ ràng việc chuyển đổi giúp cho HỌ (chứ không phải chúng ta) được điều gì. Bước thứ 3 chúng ta tiến hành hoạch định tổng thể để tiến hành thay đổi.

Trong bước này, chúng ta sẽ thực hiện:
Thu hút sự tham gia của những nhân viên trong công ty, những nhân viên có tầm ảnh hưởng, có tiếng nói và có thể lôi kéo được người khác vào quá trình thay đổi.

Cho những nhân viên này quyền ra quyết định những gì cần thay đổi trước, những gì cần thay đổi sau
Hãy gắn kết họ và cho họ cảm giác mình là một phần của sự thay đổi.
Từ đó xây dựng một kế hoạch tổng thể trước khi bắt tay vào tiến trình.
Chúng ta hãy theo dõi câu chuyện sau:
Có một nhà hiền triết lớn tu hành trên đỉnh Trường Sơn. Một nhóm người gặp nhà hiền triết nọ và mong ông giải quyết những khó khăn mà mình đang gặp phải.
Nhóm người trên được yêu cầu ngồi vòng tròn trên mặt đất để chờ những hướng dẫn của nha hiền triết. Ông ta đi vào ngôi nhà đơn sơ của mình và quay trở lại với giấy, viết và …một cái giỏ.
Ông phát cho mọi người giấy và bút, và đặt cái giỏ này ở giữa vòng tròn. Mọi người được yêu cầu viết ra những điều phiền não trong lòng và đưa tờ giấy đã viết vào trong cái giỏ.
Khi mọi người đã hoàn tất, nhà hiền triết trộn các mảnh giấy lại và nhẹ nhàng nói ” Bây giờ, tôi sẽ chuyển cái giỏ này cho từng bạn, mỗi bạn sẽ lấy những tờ giấy phía trên giỏ. Các bạn hãy đọc nội dung (của người khác) viết trên tờ giấy đó”.
Từng người một đã nhặt tờ giấy lên, đọc từng vấn đề của người khác và họ thấy rằng vấn đề của mình dù có khó khăn như thế nào cũng không là gì cả so với vấn đề của người khác (của người viết lên tờ giấy).
Sau một vài phút từng người họ trao đổi tờ giấy cho nhau cho đến khi mỗi người cầm được trên tay tờ giấy của chính mình.
Lúc này, họ đã có giải pháp cho vấn đề của người kia. Bây giờ, nhà hiền triết yêu cầu người đầu tiên đọc những vấn đề khó khăn của họ và đề nghị thành viên của nhóm cho giải pháp đối với vấn đề của anh/ chị ta.
Đến cuối cùng, thật ngạc nhiên, các thành viên trong nhóm cảm thấy các vấn đề của họ đã được giải quyết một cách tốt nhất. Họ cảm ơn nhà hiền triết và ra về. 
Từ câu chuyện trên, ta có thể rút ra được 2 bài học:
Bài học thứ 1: nếu chúng ta thấy rõ được tất cả các vấn đề trong kinh doanh (từ thị trường, đối thủ cạnh tranh, toàn cầu hóa, môi trường…) sẽ giúp chúng ta thấy được rằng, những vấn đề của chúng ta đang mắc phải chỉ là rất nhỏ so với những vấn đề khác. 
Bài học thứ 2: Hãy để mọi người cùng giải quyết vấn đề của nhau, họ sẽ nhận thấy mình được công nhận, từ đó mọi người sẽ hỗ trợ nhau giải quyết vấn đề.
Như vậy, để thay đổi thành công, hãy để mọi người cùng tham gia vào tiến trình thay đổi. Nếu thay đổi là một phần thành quả của họ thì họ sẽ tham gia, đưa giải pháp và không bao giờ kêu ca “tại sao lại thay đổi nhỉ?…

Tuy nhiên, bước lôi kéo mọi người tham gia ở bước sau, bước này chúng ta chỉ mới lôi kéo mọi người cùng chúng ta xây dựng kế hoạch thay đổi thôi nhé.

Theo quantri.vn